CafeF tiếp tục có những bình luận về hiện trạng tài chính của ông Đặng Thành Tâm và các tập đoàn, ngân hàng mà ông là chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, xin giới thiệu cùng độc giả:
CafeF (25/10/2012 - 9:44):
|
CafeF (26/10/2012 - 9:37):
Thêm một cập nhật nhỏ:
Hôm nay Báo Dân trí đưa tin: “Các nhà đầu tư bán đổ bán tháo cổ phiếu ITA và KBC, nhà đầu tư nước ngoài đã “một đi không trở lại” với ông Tâm và bà Yến. Phiên giao dịch sáng 25/10/2012, cả hai mã ITA và KBC đều giảm sàn, mất lần lượt 200 đồng và 300 đồng mỗi cổ phiếu. Hiện tại, ITA về sát mốc 4.000 đồng còn KBC đã mất mốc 6.000 đồng. Khớp lệnh ITA tiếp tục đạt cao, gần 4,4 triệu đơn vị trong khi đó, khớp lệnh KBC không đáng kể, chỉ gần 200 nghìn đơn vị. Phiên sáng nay đánh dấu áp lực bán rất mạnh đối với ITA và KBC. Cuối phiên, ITA còn dư bán gần 1,3 triệu đơn vị, trong dư bán giá sàn 327,9 nghìn đơn vị. KBC dư bán hơn 1 triệu đơn vị, trong đó, dư bán sàn hơn 890 nghìn đơn vị. Khác với những phiên trước, nhà đầu tư nước ngoài đã không còn mua vào KBC. CafeF nhận định: Mặc dù đã rất cố gắng bỏ ra đến 40 tỷ (tham khảo các nhà đầu tư mua/bán các giao dịch có liên quan mã ITA, KBC, từ ngày 12-25/10/2012 sẽ thấy chỉ là 1 nhóm nội bộ) để mua đi bán lại nhằm giữ giá cổ phiếu để mồi chài các “cá mập” cắn câu. Nhưng không may Quốc Hội họp không đúng lúc. Tin tức về việc ông Tâm “ốm đi 10kg, và như ông già 84 tuổi” đã lan truyền đến tận chân trời góc bể. Chỉ trong vòng 1 tuần nữa, hai cổ phiếu này sẽ chỉ còn là giấy lộn vô giá trị. Nếu trong tuần này có nhà đầu tư muốn mua, thì đó là chân rết của ông Tâm và bà Yến. Ai “phê” thì “phê”, chứ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất tỉnh táo. Nếu để ý kỹ hơn các nhà đầu tư sẽ thấy gia đình họ Đặng đã xé nhỏ ra bán từ từ cổ phiếu từ tháng 05/2012. Từ lúc tham gia “cách mạng” Quan Làm Báo đến giờ, hai cổ phiếu này lao dốc không phanh mà hai vị Quan không màng đến. Tiền của cổ đông mà, phần của họ thì đã lấy lại từ lâu rồi. ITA và KBC bây giờ được gọi là xác chết biết đi (walking dead) trên sàn chứng khoán. |
Báo chí trong nước đã đánh hơi được các vấn đề bất thường về tài chính ở các ngân hàng và doanh nghiệp của ông Tâm từ rất sớm:
(1) Nhóm lợi ích của ông Tâm là tiêu biểu cho mafia ngân hàng:
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã công bố bản báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó có vấn đề cấu trúc sở hữu chồng chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. “Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác”, báo cáo viết.
Và dẫn chứng cho mối quan hệ sở hữu trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế ghi chú: “Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với Ngân hàng Nam Việt (Navibank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank)”.
Cụ thể, theo ghi chú tại báo cáo trên, tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Western Bank, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này.
Ông Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài Gòn – Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại Navibank.
Ngoài mối quan hệ sở hữu trên, thông tin từ báo cáo tài chính định kỳ gần đây của các tổ chức trên còn cho thấy các khoản tín dụng, đầu tư trái phiếu với giá trị lớn, nhỏ, ngắn hạn và dài hạn đan xen giữa các đầu mối là Western Bank, Navibank, KBC, SGT… ẩn chứa nhiều mục đích không rõ ràng và khó hiểu.
(2) Gom tiền mặt bằng mọi giá để phục vụ chiến dịch “Chấn”:
- Cú sốc lãi suất của Western Bank: “Khi một số ngân hàng tuyên bố cho vay chỉ 11% – 13%/năm, thị trường xuất hiện mức lãi suất huy động lên tới 14%/năm. Liệu có tình huống hiện tượng đang làm nhiễu bản chất? Cuối chiều 14/6, thị trường xôn xao khi xuất hiện mức lãi suất huy động VND 14%/năm. Mức lãi suất đột biến này có tại Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), áp riêng cho kỳ hạn duy nhất 13 tháng.”
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/cu-soc-lai-suat-cua-western-bank-10929559.html
- Biến động lãi suất và hiện tượng Western Bank: “Cũng theo báo cáo tài chính, đến 31/12/2011 Western Bank ghi nhận những khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp khá lớn. Đó là 1.500 tỷ đồng trái phiếu Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) với thời hạn 5 năm, lãi suất 11,5% – 12,5%/năm; 300 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel), thời hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm.”
Nguồn: http://vneconomy.vn/20120615055012173P0C6/bien-dong-lai-suat-va-hien-tuong-western-bank.htm
Nhận xét: Ông Tâm đang hút tiền về WesternBank với lãi suất 14% (cao hơn các ngân hàng khác) để cho các doanh nghiệp sân sau của ông như KBC, xác chết biết đi SGT vay lại với lãi suất 11,5-12,5 (đây là hành động tự sát của WesternBank). Từ SGT, KBC ông Tâm tiếp tục bùa phép để rút tiền mặt ra ngoài phục vụ mưu đồ chính trị của mình.
(3) Bản đổ bán tháo cổ phiếu để gom tiền mặt:
- Ông Đặng Thành Tâm thu 1.320 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu SQC: “Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (mã SQC-HNX) công bố ông Đặng Thành Tâm đã bán cổ phiếu như đăng ký. Cụ thể, ông Đặng Thành Tâm đã bán 22 triệu cổ phiếu SQC theo phương thức thỏa thuận. Giao dịch được thực hiện từ ngày 1/8 đến 8/8, nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Các sổ lệnh giao dịch thỏa thuận cho thấy mức giá chuyển nhượng là 60.000 đồng/cổ phiếu. Điều này có nghĩa ông Tâm đã thu về 1.320 tỷ đồng trong việc thoái vốn này.”
- Vợ ông Đặng Thành Tâm đăng ký thoái hết vốn tại Navibank: “Người liên quan đến cổ đông nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt – Navibank (mã NVB-HNX) là bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đặng Thành Tâm, thông báo giao dịch cổ phiếu. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, thành viên Hội đồng Quản trị NVB, đăng ký bán hết 14.824.072 cổ phiếu, chiếm 4,9246% vốn điều lệ. Phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận. Mục đích thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 30/8/2012 đến ngày 30/9/2012. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/8/2012, giá cổ phiếu NVB đạt 8.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thoái vốn thành công với mức giá này, bà Thanh sẽ thu được gần 119 tỷ đồng.”
- Đại học Tân Tạo bán “chui” 22 triệu cổ phiếu ITA (Vietstock): “Tổ chức này nhiều lần làm thay đổi số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá 1% số lượng cổ phiếu cùng loại đang lưu hành và không còn là cổ đông lớn của ITA nhưng không công bố thông tin và báo cáo thay đổi sở hữu.”
(4) Lập dự án ảo, kê khống, định giá trên trời để vay khắp nơi, càng nhiều càng tốt:
- Nếu phân tích kỹ các số liệu tài chính, các Kết luận thanh tra, các Báo cáo kiểm soát đặc biệt của ITA, KBC, SGI, WaesternBank, NaviBank,… sẽ thấy nổi lên một điểm rẩt rõ ràng. Toàn bộ nhóm lợi ích của bố già Đặng Thành Tâm đang bất chấp tất cả để gom tiền mặt về , phục vụ mưu đồ riêng của ông Tâm. Về mặt kinh tế, ông Tâm hy sinh “đời các đứa con KBC, SGI, WaesternBank, NaviBank” để “cũng cố vị thế chính trị” mình.
Tóm lại:
1. Ông Tâm đã bất chấp số phận các Doanh nghiệp và ngân hàng do mình đẻ ra để gom lượng tiền mặt lên đến hơn 2000 tỷ. Số tiền này về các tài khoản cá nhân số 7777777777 của ông Tâm ở WesternBank, số 88888888888 tại NaviBank và tài khoản cá nhân số XXXXXXXXX khác của ông Tâm tại một số ngân hàng nước ngoài tại VN.
2. Số tiền này được rút dần và chuyển sang USD và các loại tiền có mênh giá cao tương đương 80 triệu USD vào cuối tháng 09/2012.
Ông Tâm làm gì với số tiền này? Ai nhận 300 tỷ tiền VNĐ còn lại tại VN từ ông Tâm? Ông Tâm mất gì trong phi vụ “giết con phò chúa” này? Bà Yến hùn bao nhiêu trong phi vụ này? Số phận của 80 triệu USD bây giờ thế nào ?
Xin mời xem hồi sau sẽ rõ!