Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Sự thật về 'Phi lợi nhuận' tại Đại học Tân Tạo (TTU)

Trường Đại học Tân Tạo (TTU) được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký văn bản chính thức chấp thuận cho Trường Đại Học Tân Tạo (TTU) thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2010. Và do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của TTU. Lúc thành lập bà Yến từng khẳng định:"Mang lại một nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế cho những sinh viên tài năng, bất kể hoàn cảnh tài chính của các em". Bà khẳng định: "ĐH Tân Tạo sẽ là một trường ĐH tư thục phi lợi nhuận". Sự thật có phải vậy không? 
Ông Trương Tấn Sang và Đặng Thị Hoàng Yến "sánh vai" trong ngày "khai trương" Đại học Tân Tạo
Bà cựu Nghị đã chỉ thẳng vào mặt "VIP" nói gì?
 Thế nhưng đến nay, thực tế không phải thế! Không những không phi lợi nhuận mà trường này còn đưa ra mức học phí hàng nghìn USD/năm. Điều này chứng tỏ, những gì bà nói từng nói về ĐH Tân Tạo của bà là “phi lợi nhuận” chỉ là trò mị dân và để đánh bóng tên tuổi của bà ta mà thôi.

Để dụ người ta vào học tại TTU, bà Yến đã đưa ra chiêu bài dùng tiền để câu mồi. Chiêu thức mà bà đưa ra là tất cả sinh viên trúng tuyển vào đại học Tân Tạo năm đầu tiên đều được cấp học bổng toàn phần “Vì tương lai” trị giá 3.000 USD để theo học năm thứ nhất tại trường. Còn các năm sau, sinh viên vẫn phải tự đóng học phí. Bởi để sinh viên đạt được yêu cầu của bà để có thể tiếp tục nhận được học bổng là vô cùng hóc búa: Học bổng năm thứ hai phụ thuộc vào kết quả điểm trung bình học tập của các em ở năm trước. Từ 3.5/4 trở lên (theo hệ chấm điểm 5) nhận 100% học bổng; từ 3.0 – dưới 3.5: nhận 75% học bổng; từ 2.5 – dưới 3.0 nhận 50% học bổng; dưới 2.5: không được cấp học bổng. Với những quy định như vậy, thử hỏi được bao nhiêu sinh viên có thể nhận được học bổng các năm tiếp theo?.

Quay trở lại vấn đề Trường Đại học Tân Tạo của bà Yến có phải phi lợi nhuận hay không? Tôi khẳng định là không! Bởi nếu là một ĐH phi lợi nhuận thì sao sinh viên vào học phải đóng tiền, sao không cho học miễn phí? Không những thế mà mức tiền học phí còn khá cao: 3000 USD/năm. Có lẽ vì thế mà cũng chẳng có “ma” nào vào học ở một trường ĐH được bà Yến gọi là “đẳng cấp quốc tế” nhưng nằm tít ở huyện Đức Hòa, ngay vùng đất ngập nặng phèn "trồng cây gì, nuôi con gì"...cũng chết

Để tôi đưa ra dẫn chứng cho quý vị xem trường “đẳng cấp quốc tế” của bà Yến bị xã hội lãng quên như thế nào nhé: Kỳ thi tuyển sinh năm 2012 chỉ tiêu của trường là 500 chỉ tiêu nhưng chi có 73 thí sinh dự thi. Và đến thời điểm này, kể cả số thí sinh thi đậu vào trường và số thí sinh bị “dụ” trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung thì nay chỉ có 29 tân sinh viên nhập học. Trong đó ngành kinh doanh quốc tế có số sinh viên nhập học đông nhất là 16, ngành quản trị kinh doanh 6 sinh viên... Rõ ràng thiên hạ đã tỏ chiêu bài của cái gọi là "đại học phi lợi nhuận" của bà Yến như thế nào!

Trường được nói là ĐẠI HỌC PHI LỢI NHUẬN nhưng các bạn hãy nghĩ xem: Ở đời có qua có lại, làm gì có ai cho không ai cái gì bao giờ. Thử nghĩ đi đã là đại học DÂN LẬP thì đằng nào cũng thu phí và thu lợi nhuận. Phàm ở đời khi người ta cho không bạn cái gì cũng thu lại bạn cái khác hoặc chỉ khi là cái vỏ bọc được tạo ra để hoạt động nhằm mục đích khác mà thôi. Vế sau thì chắc các bạn đã rõ trong những kỳ trước khi thám tử CÒ đã chứng minh cái "kinh khủng" ấy.

Đặc biệt hơn, đại học Tân Tạo là thuộc tập đoàn Tân Tạo. Một khi tập đoàn này phá sản (chắc phá sản trong nay mai thôi!) thì trường cũng bị giải tán và mọi sinh viên sẽ đi đâu? Theo tâm sự của một học viên trường này trên diễn đàn http://www.aotrangtb.com/t8369-topic thì: Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện mà đã thông báo tuyển sinh, đã thế còn tự cho rằng trường có 64 tòa nhà lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Sinh viên học tới đâu thì xây nhà đến đó.

Chất lượng kém vô cùng. Thậm chí họ còn lập ra trường trung học phổ thông Năng Khiếu Tân Tạo: học sinh năm đầu được trường chu cấp toàn bộ tiền ăn, tiền ở kí túc xá và thậm chí là học phí và năm sau sẽ được cấp học bổng nếu điểm trung bình đạt 7.0. Nếu tính sơ sơ chỉ riêng trường cấp 3 này đã cấp cho 1 học sinh/năm/20triệu đồng, thế thì 500 người sẽ là bao nhiêu nhỉ??? Và cuối cùng học viên này khuyên “Kinh doanh thì không có lời có lãi, kinh doanh làm gì. Tóm lại mọi người nên cẩn thận khi quyết định thi vào trường này để tránh bị "dính chưởng". 
Sự hào nhoáng  ban đầu của ĐH Tân Tạo khiến ai cũng "lé" con mắt....
Dãy nhà dừng thi công và bỏ hoang trong khuôn viên ĐH Tân Tạo
Và cổng chào của trường ĐH Tân Tạo thì như thế này

 Điều đáng nói nữa về trường ĐH Tân Tạo của bà Yến là: Trong thời gian từ 11/11/2011 đến 27/3/2012, hai công ty đều do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị là Công ty cổ phần Đại học Tân Tạo và Công ty Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA) do bà Yến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã bán chui cổ phiếu.

Tại Công ty cổ phần đại học Tân Tạo, Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo góp vốn 601,54 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ sở hữu 13,47%. Theo đó, Đại học Tân Tạo đã bán 22,115 triệu cổ phiếu của Công ty Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA). Trong thời gian trên, Đại học Tân Tạo giao dịch bán nhiều lần làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 1% số lượng chứng khoán ITA đang lưu hành nhưng không báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn. Ngoài ra, Đại học Tân Tạo cũng không còn là cổ đông lớn tại ITA nhưng không công bố thông tin. Trước đó, theo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, đại học này là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo.

Lý giải về việc bán cổ phiếu chui như trên, bà Yến nói rằng: “Trường phải bán bớt cổ phiếu ITA để có tiền trả lương giáo sư và nuôi sinh viên được cấp học bổng 100%”. Suy đi, ngẫm lại câu nói của bà thấy nực cười: đã đầu tư xây dựng trường và còn có chủ trương là “phi lợi nhuận” vậy mà lại không có tiền trả lương, không có tiền cấp học bổng. Chắc có lẽ lúc bà thành lập trường do cao hứng quá nên mới nói hố ra như vậy, nên giờ hết tiền đành phải bán cổ phiếu chui lủi!.

Cần phải nói thêm rằng, hiện nay tại ĐH Tân Tạo đang nuôi nguyên một nhóm người Mỹ mà gốc tích của họ cũng đã được sáng tỏ phần nào khi có quan hệ với CIA.

Thế họ là ai? 

Đó là TS. Trần Xuân Thảo, Phó hiệu trưởng, vốn là nhân vật cấp cao của Phòng Thông tin Văn hóa, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Ông Malcolm Gillis: hoạt động dưới vỏ bọc Chủ tịch Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), từng hoạt động ở Bắc Triều Tiên dưới vỏ bọc hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học-Công nghệ Pyongyang (CHDCND Triều Tiên).

Ông Peter Lange: chuyên gia cấp cao về khoa học chính trị của CIA, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế chính trị để đưa ra tham vấn cho Mỹ trong việc gia tăng ảnh hưởng ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, còn hàng chục người khác cũng là người Mỹ mà bà Yến đã quan hệ, chưa đủ điều kiện kiểm chứng thông tin. Không biết những vị giáo sư, tiến sĩ này đến ĐH Tân Tạo của bà Yến làm gì khi trường này chỉ với vài chục sinh viên như thế???

Người Sài Thành

Nguồn: http://quanlambao111.blogspot.com/2012/11/vach-mat-quan-lam-bao-ky-14-h-tan-tao.html

2 nhận xét:

  1. Mặc như con điếm già mà cũng dám nhảy vào QH thì đúng là con này điên nặng roài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ông vua to thế bên cạnh thì làm gì mà không được, chán cái đất nước này quá, mọi thứ rành rành ra thế mà không cơ quan chứng năng nào xử lý được sao?

      Xóa