ĐH Tân Tạo sẽ là một trường ĐH tư thục phi lợi nhuận. Sự thật có phải vậy không
Trường
Đại học Tân Tạo (TTU) được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký văn bản
chính thức chấp thuận cho thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2010, do bà
Đặng Thị Hoàng Yến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Lúc thành lập bà Yến
từng khẳng định: mang lại một nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế cho những
sinh viên tài năng, bất kể hoàn cảnh tài chính của các em. Bà khẳng
định: "ĐH Tân Tạo sẽ là một trường ĐH tư thục phi lợi nhuận". Sự thật có
phải vậy không?
Phía thật nào phía sau sự "hào nhoáng" này của Đại học Tân Tạo? |
Thế nhưng đến nay, thực tế không phải thế! Không những không phi lợi
nhuận mà trường này còn đưa ra mức học phí hàng nghìn USD/năm. Điều này
chứng tỏ, những gì bà nói từng nói về ĐH Tân Tạo của bà là “phi lợi
nhuận” chỉ là trò mị dân và để đánh bóng tên tuổi của bà mà thôi.
Để dụ người ta vào học tại TTU, bà Yến đã đưa ra chiêu bài dùng tiền
để câu mồi. Chiêu thức mà bà đưa ra là tất cả sinh viên trúng tuyển vào
đại học Tân Tạo năm đầu tiên đều được cấp học bổng toàn phần “Vì tương
lai” trị giá 3.000 USD để theo học năm thứ nhất tại trường. Còn các năm
sau, sinh viên vẫn phải tự đóng học phí. Bởi để sinh viên đạt được yêu
cầu của bà để có thể tiếp tục nhận được học bổng là vô cùng hóc búa: Học
bổng năm thứ hai phụ thuộc vào kết quả điểm trung bình học tập của các
em ở năm trước. Từ 3.5/4 trở lên (theo hệ chấm điểm 5) nhận 100% học
bổng; từ 3.0 – dưới 3.5: nhận 75% học bổng; từ 2.5 – dưới 3.0 nhận 50%
học bổng; dưới 2.5: không được cấp học bổng. Với những quy định như vậy,
thử hỏi được bao nhiêu sinh viên có thể nhận được học bổng các năm tiếp
theo?.
Điều đáng nói một ĐH phi lợi nhuận mà lại bắt sinh viên vào học phải
đóng tiền. Có lẽ vì thế nên cũng chẳng có ai dại gì mà vào học ở một
trường ĐH được bà Yến gọi là “đẳng cấp quốc tế” nhưng nằm tít tại huyện
Đức Hòa, Long An, điều kiện đi lại hết sức khó khăn ở vùng quê hẻo lánh.
Kỳ thi tuyển sinh năm 2012 này, chỉ tiêu của trường là 500 thí sinh,
nhưng chi có 73 thí sinh dự thi. Và đến thời điểm này, kể cả số thí sinh
thi đậu vào trường và số thí sinh bị “lừa” trong đợt xét tuyển nguyện
vọng bổ sung thì nay chỉ có 29 tân sinh viên nhập học.
Đặc biệt hơn, đại học Tân Tạo là thuộc tập đoàn Tân Tạo. Tập đoàn này
đang có nguy cơ bị phá sản, nếu trường bị giải tán số sinh viên đang
theo học tại đây sẽ đi đâu? Theo tâm sự của một sinh viên thì: Cơ sở vật
chất chưa hoàn thiện mà đã thông báo tuyển sinh, và tự giới thiệu
trường có 64 tòa nhà lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Sinh viên học tới đâu
thì xây đến đó. Điều này chắc chắn Đại học Tân Tạo của gia đình ông Đặng
Thành Tâm đang lừa đảo sinh viên, mà ngành giáo dục từ trung ương đến
địa phương vẫn không hề hay biết./.
Minh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét